Kết quả tìm kiếm cho "cá hủn hỉn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 15
Sau những ngày tung hoành trên cánh đồng mênh mông, con nước lũ cũng đến ngày về lại cùng sông rồi ra biển lớn. Với dân câu lưới, con nước cuối mùa là hy vọng để họ đón năm mới trong sự no đủ, ấm cúng.
Với vùng đất đầu nguồn chín nhánh Cửu Long, mùa nước nổi là sự tuần hoàn của đất trời, là người bạn “thâm niên” đi cùng bao thế hệ người dân châu thổ. Dù hiện nay có phần “đổi tính” nhưng mùa nước nổi vẫn là nguồn sống của dân câu lưới, vẫn mang trong mình nét đẹp chân chất pha chút mộng mơ, hoài niệm của miền Tây.
Đầu tháng 10 (âm lịch), những hộ theo nghề làm khô cá đồng tất bật vào vụ sản xuất rộ nhất trong năm. Với họ, mùa khô Tết vừa là nguồn thu, vừa là tình yêu đối với loại đặc sản của miền Tây. Ngày Xuân, nếm chút khô mặn mòi, lắng nghe dư vị miền quê, người ta như sống lại những cái Tết xưa, dẫu nghèo nhưng ấm cúng.
Mùa nước nổi, lũ từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, mang theo phù sa và nhiều sản vật từ lũ, như: Cá, tôm, cua, ốc, lươn… Mùa nước nổi còn là thời điểm ngư dân đầu nguồn theo con nước mưu sinh. Lũ hào phóng, đời sống ngư dân thêm sung túc. Lũ về kém, đời sống ngư dân đầu nguồn bấp bênh theo con nước.
Tháng 4, nắng biên giới chan chát dội xuống những cánh đồng đang mùa thu hoạch lúa. Đất trời dù khắc nghiệt, nhưng đời sống người dân vẫn cứ hối hả với giọt mồ hôi để góp phần đổi thay miền đất đầu nguồn.
Cuối tháng 10 (âm lịch), nước lũ ngoài đồng xa đã rút dần ra kênh rạch rồi theo sông lớn về biển cả. Đó cũng là lúc người dân vùng lũ chờ đón vụ thu hoạch cá đồng trúng nhất vào con nước cuối mùa.
Với những ai sinh ra và lớn lên ở mảnh đất đầu nguồn châu thổ Cửu Long, mùa nước nổi An Giang sẽ luôn là một phần ký ức. Nó nhắc nhở người ta về vòng quay tạo hóa và những thứ tình cảm thiêng liêng, sâu nặng với mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng mình từ những con cá, con cua.
Sau Tết Đoan ngọ (mùng 5/5 âm lịch), con nước ngoài sông dần pha lẫn sắc đỏ của phù sa, báo hiệu mùa nước nổi đang về với đồng bằng châu thổ. Khi đó, dân câu lưới lại bắt tay chuẩn bị ngư cụ đón chờ mùa lũ mới, thời điểm nguồn thu của họ sung túc nhất trong năm.
Chúng tôi lại lênh đênh trên dòng nước trĩu nặng phù sa, trĩu nặng tâm tình của người miền Tây, ráng gom cho trọn hương vị mùa nước nổi vào lòng mình. Mà ôm làm sao xuể cái cảm giác nửa quen nửa lạ, nửa xa nửa gần. Nhìn vào hiện tại, con nước giờ lạ lẫm, trái tính trái nết, nên người ta cứ bâng quơ nhắc “hồi xưa…”, “lúc trước…”, rồi mải mê đi tìm lại “lộc” của tự nhiên.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 284.000 ca nhiễm và 4.211 ca tử vong. Nước Nga tiếp tục dẫn đầu về ca tử vong mới trong khi ca nhiễm mới tại Anh cao nhất thế giới.
Đi chợ về mua được mớ cá lòng tong, cá bống, cá sát nhỏ kho tiêu. Vừa nhìn thấy rỗ cá đang làm, mẹ bật cười: "Hôm nay ăn cá hủn hỉn à?". Lạ quá, rõ ràng những con cá tuy nhỏ ấy nhưng đều có tên gọi riêng, nhưng sao gọi là cá hủn hỉn? Tôi thắc mắc. Mẹ cầm mớ sả nhà trồng trên tay giải thích, ngày xưa người ta vẫn hay gọi các loại cá nhỏ ấy là cá hủn hỉn. Tuy nhỏ bé, quê mùa vậy mà hương vị hủn hỉn ấy là một phần ký ức đẹp của những người con xa xứ, dẫu có đi đâu cũng… nhớ về!
Sinh ra ở vùng đất mỗi năm có mấy tháng nước lên, tuổi thơ tôi gắn liền với những bữa cơm cá “chén to, kho mặn” chân chất của ruộng đồng. Bây giờ, mùa nước nổi không còn như trước, nhưng ký ức cá đồng vẫn còn sống mãi theo thời gian, trở thành một phần ký ức của tôi nơi chốn quê nghèo.